H24 Green GT prototype

WE RACE FOR CHANGE

Motorsport, an accelerator of innovation
#WeRaceForChange

VÌ SAO CHÚNG TÔI THAM GIA VÀO CÁC GIẢI ĐUA?

Motorsport, an accelerator of innovation #WeRaceForChange

Qua nhiều thập kỷ, chúng tôi tự hào đã chứng minh hiệu suất của lốp xe đua của mình trên toàn cầu. Tuy nhiên, ngày nay, bản chất của môn đua xe thể thao đã thay đổi.

Thách thức to lớn mà chúng tôi phải đối mặt là phát triển các loại lốp xe  cho thị trường đại chúng Hoàn Toàn Bền Vững theo đó việc thiết kế và sản xuất các loại lốp đó tác động hạn chế đến tài nguyên, sự đa dạng sinh học và lượng khí thải CO₂ của Trái đất, mà không làm giảm hiệu suất đã làm nên thành công của thương hiệu MICHELIN.

Do đó, hơn bao giờ hết, môn đua xe ngày càng đóng vai trò là minh chứng vô giá và là nhân tố thúc đẩy sự đổi mới công nghệ. Các điều kiện khắc nghiệt vốn có trong đua xe thể thao mang đến cho chúng tôi cơ hội để đổi mới, thử nghiệm trong thời gian kỷ lục, học hỏi, sáng tạo ra những giải pháp mới và đẩy nhanh quá trình phát triển các giải pháp bền vững có lợi cho mọi người.

CHÚNG TÔI ĐUA XE ĐỂ THAY ĐỔI, ĐỂ CẢI THIỆN CÁCH DI CHUYỂN CỦA TẤT CẢ CHÚNG TA

We race for change - Performance made to last

Chúng tôi tham gia các cuộc đua để mang lại cho các đối tác của mình hiệu suất kéo dài từ vạch xuất phát đến đích trong các cuộc đua. Cam kết của chúng tôi là cung cấp cho bạn một trải nghiệm lái xe an toàn kéo dài từ dặm đầu tiên đến dặm cuối cùng nhờ vào những chiếc lốp xe có thể tin cậy được cho đến tận giới hạn mòn lốp theo luật định(1)

We race for change - Sustainable materials

Chúng tôi tham gia các cuộc đua để vượt qua những thách thức mới. Lốp xe của chúng tôi chứa tỷ lệ nguyên liệu thô có nguồn gốc sinh học và tái chế ngày càng cao (2). Các vật liệu tiên tiến mà chúng tôi phát triển trong mảng đua xe thể thao sẽ tiếp tục mang lại lợi ích cho tất cả các loại lốp MICHELIN từ năm 2025.

We race for change - simulation

Chúng tôi tham gia các cuộc đua để tìm kiếm câu trả lời, mô phỏng, học hỏi từ khoa học dữ liệu và vượt qua chính mình. Việc sử dụng kỹ thuật mô phỏng trong mảng đua xe thể thao của chúng tôi đang trong quá trình được mở rộng sang sản xuất lốp xe, giúp tiết kiệm nguồn lực đáng kể và giảm lượng khí thải CO₂ .

GẶP GỠ NHÓM VÀ KHÁM PHÁ CHÚNG TÔI ĐUA XE ĐỂ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO

Michelin #WeRaceForChange - Dylan

Dylan, tyre performance engineer

Michelin #WeRaceForChange - Philippe

Philippe, tyre technician

Michelin #WeRaceForChange - Stéphanie

Stéphanie, chemist 

Giải đua LE MANS: SÂN CHƠI YÊU THÍCH CỦA CHÚNG TÔI CHO SỰ ĐỔI MỚI TRONG SUỐT 100 NĂM

Michelin innovations through the history of the 24H of Le Mans #WeRaceForChange

Giải đua Le Mans 24 giờ - diễn ra trên đường giao thông công cộng - đặt ra những thách thức đặc biệt cho các lốp xe của chúng tôi, từ bề mặt không đều của đường đua cho đến sự thay đổi đột ngột về thời tiết và nhiệt độ. Tuy nhiên, lốp xe của chúng tôi phải mang lại hiệu suất hoàn hảo, cân bằng tuyệt đối, cũng như đảm bảo an toàn, độ bám và tính linh hoạt từ khi xuất phát cho đến đích của đường đua!

Đổi mới đã làm thay đổi phương tiện di chuyển:

The winner of the inaugural Le Mans 24 Hours was a Chenard & Walcker

Lốp xe có thể tháo rời

Năm 1923: Chiếc xe Chenard & Walcker được trang bị lốp xe MICHELIN đã giành chiến thắng trong cuộc đua Le Mans 24 giờ lần đầu tiên. Chiếc xe hoàn thành cuộc đua với tốc độ trung bình là 57mph. Lốp xe có thể tháo rời đã cách mạng hóa phương tiện di chuyển bằng cách kết hợp tính đàn hồi, tuổi thọ dài, sự thoải mái và dễ sử dụng cho người dùng.

A Lancia B20 GT won its class on radial tyres at the 1951 Le Mans 24 Hours.

Lốp bố tỏa tròn hướng tâm

Năm 1951: Được cấp bằng sáng chế vào năm 1946 và được đưa ra thị trường từ năm 1949, lốp xe MICHELIN X nổi bật với thân bố tỏa tròn hướng tâm mang tính đột phá, tích hợp lớp vỏ kim loại, mang lại sự an toàn, thoải mái lâu dài và tiết kiệm nhiên liệu. Một chiếc Lancia B20 GT đã giành chiến thắng trong thứ hạng của mình trên lốp xe có bố tỏa tròn tại cuộc đua Le Mans 24 giờ năm 1951.

Michelin was the first to race slick tyres at Le Mans

Lốp trơn

Năm 1967: Michelin là hãng đầu tiên sử dụng lốp trơn trong cuộc đua Le Mans. Bề mặt lốp nhẵn hoàn toàn, không có hoa văn tạo mang lại độ bám vượt trội trong điều kiện khô ráo. Lốp trơn đã có tác động ngay lập tức, với chiếc Alpine A210 lần đầu tiên hoàn thành một vòng đua trong thời gian dưới bốn phút trong hạng của nó trước khi giành chiến thắng trong phân loại P1.6.

Alpine A442, the 1978 Le Mans winner

Lốp hiệu suất cao

1978: Chiến thắng của Renault-Alpine A442B tại cuộc đua Le Mans năm 1978, với việc trang bị lốp bố tỏa tròn hướng tâm hiệu suất cao của MICHELIN, đã nhấn mạnh giá trị phi thường của công nghệ này. Kết quả này được tiếp tục bằng thành công trong đua Công Thức 1, cung cấp thêm bằng chứng về sự ưu việt của lốp bố tròn và đóng góp vào việc đưa công nghệ này trở thành tiêu chuẩn ngành trên toàn cầu.

Sự phát triển về công nghệ như tiến bộ đạt được trong công nghệ động cơ, từ động cơ xăng và dầu diesel đến các đơn vị năng lượng hybrid, sự ra đời của hệ thống phanh đĩa và khí động học ngày càng tinh vi, tất cả đều đặt ra những thách thức mới cho lốp xe. Chúng cần phải thích ứng với những giới hạn lớn hơn, bao gồm công suất đầu ra, tải trọng và mô-men xoắn cao hơn, trong khi đồng thời phải mang lại hiệu suất vượt trội. Kỷ lục giành chiến thắng của Michelin tại Le Mans phù hợp với cuộc cách mạng đáng kinh ngạc về hiệu suất mà cuộc đua từng chứng kiến. Chỉ trong 10 năm qua, nó đã giúp các nguyên mẫu LMP1 hàng đầu hoàn thành quãng đường đua lên đến 466 dặm trên một bộ lốp xe với tốc độ trung bình 149mph. Điều đó tương đương với khoảng cách lớn hơn quãng đường của hai chặng đua Grand Prix Công Thức 1!

Le Mans 2023: chúng tôi tiếp tục đổi mới vì một tương lai bền vững

Giải đua có lịch sử một trăm năm Le Mans 24 giờ cũng không là ngoại lệ đối với các đổi mới của Michelin:

  • Lốp MICHELIN Pilot Sport Endurance Slicks và Wets mới nhất, được hình thành cho những nguyên mẫu Hybercar thú vị hiện nay, đã được thiết kế hầu như hoàn toàn bằng công nghệ mô phỏng. Quá trình này đến nay đã được mở rộng sang việc phát triển lốp xe dành cho thị trường đại chúng, giúp tiết kiệm đáng kể về tài nguyên và giảm lượng khí thải CO₂.
     
  • Trong năm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu một loại lốp xe đua chứa 63% vật liệu bền vững (vật liệu tái sinh từ nguồn gốc sinh học hoặc tái chế) cho nguyên mẫu hydro của GreenGT và mẫu xe điện Porsche 718 Cayman GT4 ePerformance. Thành tựu này có được là nhờ vào kiến thức của chúng tôi về vật liệu bền vững trong lĩnh vực sản xuất lốp xe, trong khi không gây ảnh hưởng đến hiệu suất của lốp hay tác động tổng thể đến môi trường.
Racing tyre that contains 63% sustainable materials
b2 moto

MICHELIN, LỐP XE CHÍNH THỨC CHO MOTOGP™

CÁC ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI LUÔN TIN TƯỞNG CHÚNG TÔI

Bạn cũng hãy tin tưởng vào lốp xe MICHELIN trên đường đua và trên đường phố.

Tìm hiểu thêm vì sao chọn MICHELIN:

Collaborating with Porsche on its fully electric 718 Cayman GT4 E-Performance

Dẫn đầu trong lĩnh vực di chuyển bằng phương tiện vận hành bằng điện

Chúng tôi đang đi đầu trong lĩnh vực di chuyển bằng phương tiện vận hành bằng điện. Các kỹ sư của chúng tôi phối hợp chặt chẽ với các nhà sản xuất ô tô, xe máy và xe đạp điện để thiết kế các loại lốp xe với hiệu suất đáng quan tâm đối với chủ sở hữu của các phương tiện vận hành bằng điện.

Nếu bạn muốn nhận các tin tức cập nhật về tất cả các sản phẩm lốp và các giải pháp sáng tạo bởi Michelin cho một cuộc sống chuyển động tốt đẹp hơn, hãy đăng ký để nhận bản tin của chúng tôi & chúng tôi sẽ gửi tới bạn những tin tức mới nhất. 

This field is invalid
This field is invalid
This field is invalid
This field is invalid

* Nội dung bắt buộc

Theo dõi chúng tôi để có thêm thông tin về Đua xe thể thao

THÔNG TIN PHÁP LÝ

(1) Dặm/km cuối cùng được hiểu là cho đến độ sâu tối thiểu của gai lốp theo luật định (1,6 mm ở Châu Âu). Vui lòng tham khảo độ sâu gai lốp tối thiểu theo luật định tại quốc gia của bạn. Bạn có thể tìm têm thông tin tại https://www.michelin.co.uk/performance-made-to-last

(2) Michelin xem các vật liệu bền vững là các vật liệu được tái chế hoặc vật liệu có nguồn gốc sinh học có thể tái tạo trong khoảng thời gian của vòng đời con người và những vật liệu đó không cạnh tranh với ngành thực phẩm. Các vật liệu tự nhiên mà không thể tái tạo trong khoảng thời gian của vòng đời con người, chẳng hạn như dầu mỏ, không được Michelin xem là vật liệu bền vững. Do đó, một số vật liệu, mặc dù có nguồn gốc khoáng chất tự nhiên, chẳng hạn như silic, không được tính đến trong định nghĩa của Michelin về "vật liệu bền vững". Vật liệu tái chế là các nguyên liệu được tạo ra bằng bất kỳ hoạt động tái chế nào, trong đó bao gồm cả tái chế chất thải công nghiệp hoặc chất thải sinh hoạt để trở thành sản phẩm, nguyên liệu hoặc vật chất. Việc tái sử dụng năng lượng và tái chế vật liệu để sử dụng làm năng lượng bị loại trừ. (Dựa trên định nghĩa của Chỉ thị Châu Âu về Chất thải).

(3) Xem thêm thông tin tại: https://www.michelin.com/en/sustainable-development-mobility/working-towards-sustainable-mobility/​​​​​​​

Bạn đang sử dụng trình duyệt web không được hỗ trợ
Bạn đang sử dụng một trình duyệt web không được hỗ trợ bởi trang web này. Điều này có thể dẫn đến một số chức năng của trang web không hoạt động được hoặc gây ra một số hiện tượng lạ khi bạn truy cập thông tin. Hãy nâng cấp/cài đặt một trong các trình duyệt để sau để sử dụng được hết chức năng của trang web này