Tìm đại lý

Cách Kiểm Tra Áp Suất Lốp Xe Máy Đúng Chuẩn, Đơn Giản

Biết cách kiểm tra áp suất lốp xe máy đúng chuẩn giúp mang đến trải nghiệm lái an toàn và kéo dài tuổi thọ của lốp, đặc biệt là khi chạy xe đường dài. Áp suất lốp phù hợp không chỉ giúp tối ưu hóa khả năng bám đường, tăng cường độ ổn định khi vào cua và phanh gấp, mà còn giảm thiểu nguy cơ mòn lốp không đều và các hư hỏng nghiêm trọng. Hãy cùng Michelin tham khảo ngày bài viết dưới đây để biết cách đo và điều chỉnh áp suất lốp.

1. Áp Suất Lốp Xe Máy Là Gì?

Áp suất lốp của xe máy là thông số không khí nén lại bên trong lốp xe, ảnh hưởng trực tiếp khả năng vận hành của lốp. Khi áp suất lốp được bơm đúng thông số sẽ tạo độ ma sát từ bánh xe lên mặt đường phù hợp, đảm bảo độ bám đường cần thiết. Nhờ đó, xe vận hành êm ái, khả năng vào cua ổn định, hỗ trợ phanh xe chính xác và tiết kiệm nhiên liệu. Đặc biệt, khi mức áp suất lốp phù hợp, lốp sẽ mòn đều, nhờ đó tuổi thọ của bánh xe cũng tăng lên.

Đơn vị đo áp suất lốp của xe máy là PSI,  KPa hay Bar, trong đó:

  • 1 Kg/cm2 = 14,2 PSI

  • 1 PSI = 6,895 KPa

  • 1 KPa = 0,01 Bar

Mỗi dòng xe đều có mức áp suất lốp hơi tiêu chuẩn do nhà sản xuất đưa ra. Các bạn có thể tìm thấy thông số này trên sách hướng dẫn sử dụng xe hoặc tem dán ở thân xe.

áp suất lốp xe máy
Áp suất lốp xe máy là áp suất không khí bên trong lốp, được đo bằng đơn vị PSI, KPa hay Bar.

2. Khuyến Nghị Chung Về Áp Suất Lốp Xe Máy

Bạn nên kiểm tra áp suất lốp xe máy của bạn hai tuần một lần và trước bất kỳ chuyến hành trình dài nào khi lốp nguội (tức là lốp chưa chạy được ít nhất hai giờ hoặc đã chạy dưới 3 km với tốc độ giảm). Nếu bạn đo áp suất lốp sau khi lái xe - ví dụ như khi lốp "nóng", hãy lưu ý điều chỉnh áp suất lốp. Trong trường hợp này, hãy tham khảo khuyến nghị của nhà sản xuất.

  • Không bao giờ xì hơi khi lốp xe đang nóng

  • Đừng quên thay nắp van sau khi kiểm tra xong

  • Lốp đã bơm đầy nitơ vẫn phải được kiểm tra thường xuyên và chỉ điều chỉnh bằng nitơ

  • Tuân thủ áp suất lốp xe máy theo khuyến cáo của nhà sản xuất

Một số khuyến nghị có thể áp dụng cho lốp xe sử dụng trên đường trường.

Ngoài ra, có thêm một số khuyến nghị khác về áp suất lốp khi sử dụng trên đường địa hình và đường đua.

3. Thông Tin Về Áp Suất Lốp Xe Máy Địa Hình Và Đường Đua

Dưới đây là các khuyến nghị bạn nên biết về lốp xe máy địa hình và đường đua:

3.1. Áp Suất Lốp Xe Máy Địa Hình

Áp suất lốp xe máy địa hình

Các khuyến nghị về áp suất lốp xe mô tô địa hình được thiết lập phù hợp trong khoảng thời gian, tốc độ và tải trọng giới hạn dành cho các điều kiện đường đua chuyên biệt. Trong trường hợp phải chạy trên đường trường, bạn nên tăng áp suất lốp, và nên tránh việc dùng lốp xe địa hình chạy quá lâu trên đường trường. 

Áp suất khuyến nghị

Đây là những thông số áp suất lốp xe máy được Michelin khuyến nghị tùy thuộc vào địa hình, điều kiện thời tiết, sức mạnh của xe và phong cách lái xe:

ÁP SUẤT ĐƯỜNG ĐỊA HÌNHÁp suất khuyến nghịÁp suất tối thiểu khuyến nghị
LỐP TRƯỚCLỐP SAULỐP TRƯỚCLỐP SAU
MICHELIN StarCross 60.9 bar0.8 bar0.8 bar0.8 bar
MICHELIN StarCross 51.2 bar1.0 bar1.0 bar1.0 bar
MICHELIN Enduro Xtrem (rear)0.6 bar0.6 bar
MICHELIN Enduro Medium1.0 bar0.8 bar0.8 bar0.8 bar
MICHELIN Enduro Hard (front)1.0 bar0.8 bar
MICHELIN Tracker1.2 bar
MICHELIN Desert Race1.2 bars1.0 bar1.0 bar1.0 bar
MICHELIN Desert Race BAJA (rear)1.0 bar1.0 bar
MICHELIN Trial Competition0.39 bar0.35 bar
MICHELIN Trial Competition X110.30.3
MICHELIN Trial Light0.39 bar0,39 bar

MICHELIN Bib MousseTM : Giải pháp chống thủng lốp của Michelin dành cho đường địa hình!

hình mô phỏng bao bì Michelin bib mousse 3528700573374 tire michelin bib mousse 120 slash 70 12 51s c main 1 30 nopad

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi với những vết thủng khi lái xe địa hình hoặc nếu bạn đang tìm giải pháp để tránh nguy cơ này, bạn có thể trang bị MICHELIN Bib MousseTM cho lốp xe của mình.

Mẹo Về Lốp Trial

Thiết kế đặc biệt của lốp Trial có thể làm cho việc lắp ráp trở nên khó khăn. Bạn có thể làm hỏng dây tanh lốp nếu ấn quá mạnh. Việc lắp lốp cần tuân thủ các hướng dẫn về an toàn (bôi trơn, giữ chắc tanh lốp ở phía đối diện trong rãnh vành - không ấn quá mạnh lên tanh lốp). Khi bơm hơi, hãy đặt một vòng cao su giữa tanh lốp và vành hoặc sử dụng dây đai được siết chặt trên đỉnh lốp để tạo áp suất ban đầu.

Độ Mòn Lốp

Gai lốp giúp đảm bảo độ bám của lốp trên mặt đất. Khi lốp mòn, độ bám của lốp sẽ giảm. Vì vậy, hãy nhớ thường xuyên kiểm tra lốp xe của bạn để phát hiện các dấu hiệu mòn: kiểm tra trực quan độ sâu của gai lốp và độ đồng đều của độ mòn. Áp suất lốp cũng có tác động trực tiếp đến độ mòn.

Gai lốp giúp đảm bảo độ bám của lốp trên mặt đất. Khi lốp mòn, độ bám của lốp sẽ giảm. Vì vậy, hãy nhớ thường xuyên kiểm tra lốp xe của bạn để phát hiện các dấu hiệu mòn bằng cách kiểm tra trực quan độ sâu của gai lốp và sự đồng đều của độ mòn. Mặt khác, áp suất lốp cũng có tác động trực tiếp đến độ mòn, lái xe khi lốp quá căng hay quá non đều có thể gây mòn lốp.

Hai cách phân loại cho lốp cùng kích cỡ

Có hai cách phân loại cho cùng một kích cỡ lốp:

 

  • Phân loại cũ: MICHELIN Enduro, Desert Race > chỉ định kích cỡ dựa trên chiều rộng của lốp được đo ở mức gai lốp

  • Phân loại mới: MICHELIN StarCross, Tracker, AC10, Trial > chỉ định kích cỡ dựa trên chiều rộng của lốp được đo ở mức thành lốp

 

Ví dụ: lốp Enduro 140/80-18 tương ứng với lốp Motocross 120/90-18 (xem bảng của chúng tôi bên dưới).

ENDUROMOTOCROSS
90/90-2180/100-21
120/80-19100/90-19
130/70-19110/90-19
120/90-18100/100-18
130/80-18110/100-18
140/80-18120/90-18

Chiều rộng của lốp Motocross được đo ở chân đinh, trong khi chiều rộng của lốp Enduro được đo ở điểm rộng nhất, tức là ở đầu đinh

3.2. Áp Suất Lốp Mô Tô Trên Đường Đua


Moto Background circuit3 Tyres

Hiệu suất lốp đạt tối ưu khi lốp đạt mức áp suất chính xác.

Thiết lập áp suất theo nhiệt độ môi trường xung quanh và tùy thuộc vào loại lốp bạn đã chọn để lắp trên xe của mình:

ÁP SUẤT LỐP LẠNH TỐI THIỂU VỚI LỐP VÀ VÀNH BÁNH XE Ở NHIỆT ĐỘ MÔI TRƯỜNG (1)ÁP SUẤT MỤC TIÊU KHI NÓNG
LỐP TRƯỚCLỐP SAULỐP TRƯỚCLỐP SAU
MICHELIN Power Performance2.3 đến 2.5 bar1.3 bar2.3 đến 2.5 bar1.5 đến 1.7 bar
MICHELIN Power Slick 22.4 bar1.5 bar2.4 bar1.7 bar
MICHELIN Power Cup 2 (3)2.4 bar1.5 bar2.4 bar1.7 bar
MICHELIN Power Cup Evo (3)2.4 bar1.5 bar2.4 bar1.7 bar
MICHELIN Power Rain - Drying1.8 bar
MICHELIN Power Rain - Wet2.2 bar
MICHELIN Power Rain - Soaking wet2.4 bar
MICHELIN Power SuperMoto2.0 bar1.6 bar2.0 bar1.9 bar
MICHELIN Power SuperMoto Rain - Drying1.8 bar
MICHELIN Power SuperMoto Rain - Wet2.2 bar
MICHELIN Power SuperMoto Rain - Soaking wet2.4 bar
MICHELIN Power GP (3)1.9 bar

(1) Áp suất lốp và vành được đo ở nhiệt độ môi trường xung quanh, ngay trước chuyến đi đầu tiên hoặc ngay trước khi lắp bộ làm nóng lốp.
(2) Michelin khuyến nghị thiết lập nhiệt độ làm nóng lốp ở mức 194°F
(3) Sau khi lái xe trên đường đua và trước khi lái xe trên đường phố, bạn sẽ cần điều chỉnh áp suất lốp nguội theo mức khuyến nghị của nhà sản xuất

Đối với các tay đua thi đấu dùng dòng sản phẩm MICHELIN Power Performance, đội ngũ kỹ thuật của Michelin có thể đưa ra lời khuyên ngay tại chỗ về cách điều chỉnh
áp suất lốp xe máy tùy thuộc vào:

  • Nhiệt độ không khí/đường đua

  • Độ nhám bề mặt đường đua

  • Trình độ kỹ năng của tay đua

Sử dụng máy làm nóng lốp:

MICHELIN Power Slick 2, MICHELIN Power Cup 2, MICHELIN Power Cup EVO và MICHELIN Power GP được thiết kế với thời gian làm nóng lốp ngắn nên không bắt buộc phải sử dụng máy làm nóng lốp.

Nếu cần dùng máy làm nóng lốp, bạn lưu ý các điều sau: 

  • Khi sử dụng máy làm nóng lốp, áp suất được thiết lập giống như khi không sử dụng thiết bị này, tức là theo nhiệt độ môi trường xung quanh trước chuyến đi đầu tiên.

 

  • Sử dụng máy làm nóng lốp giúp đạt được áp suất vận hành nhanh hơn. Trong mọi trường hợp, việc sử dụng thiết bị làm nóng lốp không giúp bạn có thể khởi động với áp suất thấp hơn. Mục đích chính của việc sử dụng thiết bị làm nóng lốp là đạt được áp suất vận hành tối ưu nhanh hơn để tiết kiệm thời gian làm nóng lốp khi bắt đầu chuyến đi.

 

  • Nên làm nóng lốp ở nhiệt độ 90°C trong ít nhất 1 giờ trước chuyến đi đầu tiên. Đối với lốp Supermoto Slick, nhiệt độ tối đa không vượt quá 70-80°C.

 

  • Trong điều kiện thời tiết lạnh, không nên đặt máy làm nóng lốp ở nhiệt độ quá cao. Trời càng lạnh thì nhiệt độ làm ấm lốp càng thấp để tránh tình trạng lốp bị nguội khi đang chạy. Lốp nguội đi khi đang lái xe có thể làm người lái đánh giá sai lệch mức hiệu suất thực tế của xe.

 

  • Không bắt buộc sử dụng máy làm nóng lốp với dòng MICHELIN Power Rain. Nếu dùng, bạn nên chỉnh ở nhiệt độ 40°C.

 

  • Những khuyến nghị về áp suất này được áp dụng cho đường đua. Khi sử dụng trên đường trường, hãy áp dụng khuyến nghị về áp suất lốp của nhà sản xuất. Với lốp đường đua được phê chuẩn dùng cho đường bộ hoặc lốp đường trường thỉnh thoảng sử dụng trên đường đua, việc áp suất lốp được đưa về mức chính xác để sử dụng trên đường trường sau khi sử dụng trên đường đua là hết sức quan trọng.

4. Cách Kiểm Tra Áp Suất Lốp Xe Máy Đúng Chuẩn

Theo khuyến cáo, bạn nên kiểm tra và điều chỉnh áp suất lốp hai tuần một lần hoặc trước khi khởi hành để xe vận hành thuận lợi và an toàn.

4.1. Tiến hành kiểm tra áp suất khi lốp nguội

Bạn chỉ nên thực hiện đo áp suất khi lốp xe đã nguội, khi xe đã đỗ từ 3 giờ trở lên hoặc xe chạy chưa đến 1,6km ở tốc độ vừa phải.

4.2. Kiểm tra PSI theo khuyến cáo của nhà sản xuất

Bạn tiến hành kiểm tra PSI lốp nguội của bánh trước và sau xe là bao nhiêu. Theo đó, bạn có thể tìm thấy thông tin áp suất lốp tại nhãn dán trên thân xe hoặc sách hướng dẫn sử dụng xe. Trong trường hợp lốp trước và sau có mức áp suất lốp khác nhau bạn hãy ghi lại chính xác PSI của từng lốp để tránh bị nhầm lẫn khi kiểm tra. 

4.3. Kiểm tra áp suất lốp bằng đồng hồ

Để đo áp suất lốp máy, bạn thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

  • Bạn tháo nắp van ra khỏi lốp xe.

  • Đặt áp kế (máy đo áp suất lốp) lên thân van và ấn mạnh đến khi tiếng rít biến mất.

  • Lúc này, máy sẽ tiến hành đo áp suất và hiển thị thông tin cho bạn kiểm tra.

4.4. Bơm lốp theo mức PSI được khuyến cáo

Khi đã biết được áp suất lốp xe hiện tại, bạn so sánh với mức áp suất khuyến nghị từ nhà sản xuất để xem mức áp suất lốp hiện tại đã đạt chuẩn hay không.

  • Nếu cao hơn mức áp suất được tiêu chuẩn, bạn xả bớt hơi để đạt được mức áp suất tiêu chuẩn.

  • Nếu thấp hơn mức áp suất được khuyến cáo, bạn bơm hơi cho đến khi đạt được mức áp suất phù hợp.

5. Những Lưu Ý Khi Kiểm Tra Áp Suất Lốp Xe Máy

Trong quá trình kiểm tra áp suất lốp của xe máy, bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Tránh bơm lốp quá non hoặc quá căng: Khi lốp xe được bơm căng quá mức, lực ma sát của mặt đường và lốp sẽ giảm xuống dễ làm xe bị trượt khi thắng gấp. Ngược lại, nếu lốp quá non sẽ tăng độ ma sát và tăng bề mặt tiếp xúc với mặt đường khiến động cơ hoạt động nhiều gây hao tốn nhiên liệu. Hơn nữa, khi di chuyển trên đường với lốp xe quá non sẽ làm bề mặt lốp dễ bị biến dạng (méo, phình) hoặc mòn không đều và ảnh hưởng tuổi thọ lốp.

  • Thường xuyên kiểm tra áp suất lốp xe: Lốp xe thường mất áp suất một cách tự nhiên, khoảng 1,45 PSI/tháng. Do đó, để đảm bảo áp suất lốp luôn đúng tiêu chuẩn thì bạn nên kiểm tra áp suất lốp 1 lần/tháng và trước mỗi chuyến đi xa.

  • Luôn tuân thủ áp suất lốp được khuyến nghị: Với mỗi lốp xe, nhà sản xuất luôn có khuyến cáo về áp suất tiêu chuẩn để lốp vận hành tốt. Vậy nên, bạn cần tuân thủ theo tiêu chuẩn này để đảm bảo xe vận hành êm ái, thuận lợi và an toàn.

Như vậy, bài viết trên đây đã hướng dẫn bạn chi tiết cách kiểm tra áp suất lốp xe máy đúng chuẩn. Hy vọng sau khi tham khảo, bạn có thể dễ dàng đo và điều chỉnh áp suất lốp xe để giúp chuyến đi thêm thuận lợi và an toàn.

Bên cạnh kiểm tra áp suất lốp thì việc chọn lốp xe chất lượng cũng là một vấn đề quan trọng bạn cần chú ý. Tốt nhất, bạn nên chọn lốp xe máy chính hãng và kích cỡ phù hợp với mẫu xe, dung tích động cơ. Hiện nay, Michelin cung cấp đa dạng mẫu mã lốp xe máy chính hãng, chất lượng cao cấp với mức giá hợp lý cho từng dòng, thương hiệu xe cụ thể. Bạn hãy đến đại lý Michelin để tham khảo và mua sản phẩm ngay.

Có thể bạn quan tâm