An toàn khi lái xe: Phòng ngừa và xử lý trong tình huống khẩn cấp
1. Các lưu ý an toàn cần thực hiện trước khi lái xe
Trước khi điều khiển xe, bạn cần “bỏ túi” một số biện pháp phòng ngừa sự cố sau:
1.1. Kiểm tra lốp xe
Kiểm tra tình trạng lốp xe là bước quan trọng giúp bạn đảm bảo lái xe ô tô an toàn, êm ái. Cụ thể:
Bạn nên kiểm tra áp suất lốp xe định kỳ mỗi tháng và trước mỗi chuyến đi dài.
Lưu ý hai chỉ số áp suất lốp xe gồm áp suất tiêu chuẩn và áp suất tải trọng khi xe được chất nặng (ví dụ như hành lý của bạn trước khi khởi hành nghỉ lễ).
Trước mỗi chuyến đi dài, chúng tôi khuyên bạn nên nhờ chuyên gia kiểm tra lốp xe để đảm bảo lốp không bị mòn trong quá trình di chuyển."
Hiện nay, Michelin phân phối đa dạng dòng lốp chính hãng dành cho xe ô tô, chất lượng với các điểm nổi bật như gai lốp chống trơn trượt, độ bám linh hoạt, chống biến dạng tốt, hông lốp cứng chắc,... giúp bạn tìm được lốp xe phù hợp với nhu cầu di chuyển.
Ngoài ra, khi mua lốp tại Michelin, bạn sẽ được nhân viên tư vấn sản phẩm phù hợp, mức giá rõ ràng, minh bạch cùng các chương trình ưu đãi hấp dẫn. Hơn nữa, hệ thống cửa hàng Michelin được phân bố rộng khắp cả nước, bạn có thể dễ dàng đến trực tiếp cửa hàng tham khảo và mua sắm lốp xe.
>> Tìm cửa hàng Michelin gần nhất TẠI ĐÂY!
1.2. Trang bị đầy đủ đồ dùng cần thiết khi lái xe
Bạn cần đảm bảo có đủ các trang thiết bị bắt buộc trong xe (áo phản quang, biển báo hình tam giác,...) cũng như các dụng cụ cần thiết để thay lốp trong trường hợp bị thủng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên trang bị cho xe các thiết bị hữu ích khác như:
Dầu nhớt động cơ
Dây câu bình
Đèn pin
Chăn và găng tay
Bộ đồ sơ cứu
Chai nước, thanh ăn nhẹ và thực phẩm không dễ hư hỏng
1.3. Mệt mỏi
Tình trạng mệt mỏi làm bạn giảm mức độ tập trung, phản ứng chậm và giảm khả năng nghe trong quá trình lái xe. Hiểu được điều này, Michelin chia sẻ đến bạn các cách hạn chế mệt khi lái xe như sau:
Bạn nên nghỉ giải lao tối thiểu 15 phút sau hai giờ lái xe, kết hợp động tác vươn vai để thư giãn các cơ.
Bạn không nên ăn quá no trong lúc lái xe.
Không nên nhìn chằm chằm vào vạch kẻ đường chính giữa trong khi lái xe.
Bạn hãy giữ cho xe được thông gió tốt và ở nhiệt độ thoải mái.
1.4. Trạng thái sức khỏe yếu
Trạng thái sức khỏe yếu, bệnh tật và tác dụng phụ của thuốc có thể ảnh hưởng đến việc lái xe của bạn. Để lái xe an toàn bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
Tránh điều khiển xe khi cơ thể mệt mỏi, bị bệnh vì lúc này sự tập trung của bạn bị giảm do triệu chứng của bệnh lý hay tâm lý gây ra.
Nếu bạn đang dùng thuốc và không chắc chắn về tác dụng của thuốc, hãy hỏi ý bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi lái xe.
1.5. Không lái xe khi đã sử dụng đồ uống có cồn
Bạn không nên uống bất kỳ đồ uống có cồn nào trước khi lái xe và chú ý giới hạn độ cồn theo quy định pháp luật. Nếu say rượu, bạn tuyệt đối không lái xe mà hãy thuê người lái hộ hoặc đi taxi để đảm bảo an toàn.
2. An toàn khi lái xe trong những điều kiện khó khăn
Dưới đây là các hướng dẫn chi tiết cách lái xe an toàn trong điều kiện khó khăn:
2.1. Lưu ý khi lái xe trên đường ướt
Tình trạng mặt đường ẩm ướt có thể làm giảm lực bám đường của lốp xe, khoảng cách dừng xe dài hơn bình thường. Điều này là một trong những nguyên nhân gây ra sự cố mất lái, trượt bánh xe,... Vậy nên, tài xế cần chú ý khi di chuyển trên đường ướt để đảm bảo an toàn tối đa.
Dưới đây là một số kỹ năng lái xe an toàn trên đường ướt:
Đảm bảo lốp xe của bạn có đủ độ sâu gai.
Luôn luôn lái xe bằng cả hai tay.
Giảm tốc độ trước khi vào cua và giữ một tốc độ ổn định trong suốt quá trình xe vào cua.
Khi đang vào cua, bạn không nên đánh lái đột ngột.
Chỉ phanh xe theo đường thẳng trước khi vào cua và thực hiện chậm rãi. Bạn hãy cẩn thận nếu cần phanh trong khi vào cua.
Duy trì khoảng cách an toàn với các xe di chuyển xung quanh.
Nếu bị mất lái trên mặt đường có nước, bạn không nên tăng tốc hoặc phanh đột ngột. Thay vào đó, bạn hãy giữ chân nhẹ nhàng trên bàn đạp ga và đánh lái về phía trước cho đến khi lốp xe lấy lại lực kéo.
2.2. Lưu ý khi lái xe trên cao tốc
Khi điều khiển xe trên đường cao tốc, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Luôn tuân thủ giới hạn tốc độ trên đường cao tốc.
Bật đèn báo rẽ trước khi chuyển làn đường.
Tránh đánh lái đột ngột hoặc thất thường vì bạn có thể bị mất lái và lật xe.
2.3. Lưu ý khi lái xe vào ban đêm
Nếu bạn điều khiển xe vào ban đêm thì hãy lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo an toàn:
Bạn cần cho mắt có thời gian điều tiết để thích nghi với ánh sáng buổi tối.
Điều chỉnh nhẹ gương chiếu hậu để giảm độ chói của đèn pha xe di chuyển phía sau bạn. Nếu gương chiếu hậu của bạn có tùy chọn thì hãy chuyển sang chế độ đêm.
Bạn nên tránh nhìn trực tiếp vào đèn pha của xe di chuyển ngược chiều.
Tầm nhìn vào ban đêm bị hạn chế, khiến bạn khó quan sát xe hay vật cản trên đường. Do đó, bạn không lái xe quá nhanh vào buổi tối.
2.4. Lưu ý khi lái xe trong sương mù
Thời tiết nhiều sương mù sẽ khiến tầm nhìn của bạn bị hạn chế. Do đó, bạn cần chú ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn:
Bạn nên bật đèn pha cốt và đèn sương mù để dễ dàng quan sát mặt đường, vạch kẻ đường.
Chú ý giảm tốc độ và tránh vượt xe khác khi đi qua vùng nhiều sương mù.
Giữ khoảng cách phanh an toàn với xe phía trước để có đủ thời gian phản ứng trong trường hợp khẩn cấp.
2.5. Lưu ý lái xe an toàn khi có gió lớn
Đi với tốc độ chậm để sẵn sàng dừng lại bất kỳ lúc nào.
Đóng tất cả cửa sổ, tránh các hạt bụi bay vào gây ảnh hưởng đến tầm nhìn.
Luôn chú ý đến các chướng ngại vật hoặc mảnh vụn của đồ vật bị thổi bay trên đường.
Hãy nhớ rằng trong thời tiết có gió giật mạnh, người khác có thể không nghe thấy còi xe của bạn.
Đảm bảo hàng hóa trên xe của bạn được buộc chặt an toàn.
Hãy cực kỳ cẩn thận khi vượt các phương tiện cao hơn, đặc biệt là khi đi qua những khu vực rộng lớn hoặc trên cầu.
2.6. Lưu ý an toàn khi lái xe trên vùng núi
Bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để lái xe an toàn trên vùng núi:
Trước khi lái xe:
Kiểm tra phanh, thử phanh và kiểm tra dầu phanh cẩn thận trước khi khởi hành.
Mang theo các dụng cụ cần thiết để phòng ngừa trường hợp xe bị hỏng.
Kiểm tra tình trạng lốp dự phòng để đảm bảo áp suất lốp phù hợp.
Mang theo thêm thức ăn, quần áo phù hợp và đồ cấp cứu.
Kiểm tra thời tiết và tình trạng đường trên vùng núi và lựa chọn lộ trình hợp lý.
Thông báo cho ít nhất một người khác về điểm đến, thời gian dự kiến đi và về để họ có thể báo cho các dịch vụ khẩn cấp nếu bạn không quay lại đúng giờ."
Trong khi lái xe:
Nếu tầm nhìn bị che khuất khi đi vào cua thì bạn nên nhấn còi báo hiệu trước.
Lái xe cẩn thận và giảm tốc độ khi vào cua, đặc biệt là khi tầm nhìn bị hạn chế.
Tuyệt đối không vượt xe hoặc tăng tốc đột ngột ở những khúc cua gấp hay bị hạn chế tầm nhìn."
2.7. Lưu ý khi lái xe trên đường lầy lội
Những mặt đường lầy lội, nhiều bùn đất có thể khiến xe bạn bị mất lái. Do đó, để đảm bảo an toàn bạn cần kiểm tra tình trạng vũng bùn trước khi quyết định vượt qua bằng các cách sau:
Khi có nhiều bùn trên đường hoặc nếu bạn đang đi off-road (địa hình), hãy dừng xe và kiểm tra độ cứng và độ sâu của bùn trước khi đi qua.
Quan sát vết bánh xe của các phương tiện khác để đánh giá độ sâu và độ đặc của bùn.
Xác định loại phương tiện đã đi qua bằng kích thước và độ rộng của vết bánh xe. Sử dụng thông tin đó để tham khảo xem bạn có thể vượt qua được hay không.
3. Bạn nên làm gì trong tình huống khẩn cấp?
Dưới đây là một số kinh nghiệm xử lý trong tình huống khẩn cấp. Bạn hãy “bỏ túi” để áp dụng khi cần thiết:
3.1. Lời khuyên chung trong tình huống khẩn cấp
Bạn cần giữ bình tĩnh và không hoảng loạn để đưa ra những quyết định hợp lý, tỉnh táo.
Khi có tình huống bất ngờ, bạn hãy cố gắng phanh xe theo đường thẳng nếu có thể.
Nếu bạn đang lái xe với tốc độ cao khi tình huống khẩn cấp xảy ra, bạn không nên đánh lái đột ngột vì nó có thể dẫn đến tai nạn đáng tiếc.
Khi gặp tình huống khẩn cấp, bạn nên giảm tốc độ tối đa rồi mới đánh lái để hạn chế tối đa thiệt hại.
Nếu xảy ra tai nạn, bạn hãy ưu tiên hành động cứu người trước tiên.
Bật đèn cảnh báo nguy hiểm càng sớm càng tốt.
Bạn cần lưu các số điện thoại khẩn cấp để liên hệ khi xảy ra tình huống khẩn cấp.
3.2. Lấy lại quyền kiểm soát tay lái
Với tình huống mất lái hay trượt bánh, bạn thực hiện các cách sau để lấy lại quyền kiểm soát tay lái:
Nhả bàn đạp ga nhẹ nhàng.
Đánh lái xe theo hướng mà bánh sau xe đang trượt để tránh tình trạng xe xoay tròn.
Bạn nhanh chóng sang số thấp, đồng thời sử dụng phanh động cơ.
Khi có sự cố, bạn cần bật đèn cảnh báo nguy hiểm càng nhanh càng tốt. Mở đèn báo hiệu cho đến khi bạn lấy lại quyền kiểm soát.
Bạn có thể sử dụng phanh tay nếu cần thiết.
3.3. Phanh không hoạt động
Với tình trạng phanh xe không hoạt động, bạn thực hiện cách xử lý sau:
Bạn cần giữ chặt vô lăng.
Nếu mất phanh trước khi vào cua, hãy cố gắng kiểm soát hướng đi trước.
Sau đó, hãy cố gắng giảm tốc về số thấp dần dần để giảm tốc.
Sử dụng phanh tay/phanh khẩn cấp để dừng xe nếu tốc độ dưới 32 km/h (20 dặm/giờ).
Bạn có thể bật đèn cảnh báo nguy hiểm nếu cần thiết.
Tận dụng địa hình dốc lên hoặc đồi để hỗ trợ dừng xe.
Nếu phanh ngừng hoạt động khi đang lên dốc, bạn hãy chuyển sang số thấp hơn, sau đó sử dụng phanh tay/phanh khẩn cấp để dừng xe.
Nếu có thể, hãy đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp hoặc lề đường cứng. Còn nếu đường không có làn khẩn cấp, bạn hãy đỗ xe cách xa dòng xe đang chạy và bật đèn cảnh báo nguy hiểm.
Cách phòng tránh tình trạng phanh không hoạt động:
Kiểm tra phanh trước khi điều khiển, đặc biệt là di chuyển đường trường.
Luôn luôn kiểm tra phanh khi bạn bắt đầu xuống dốc hoặc nếu bạn đã lái xe qua vùng nước sâu.
3.4. Lốp nổ
Trong trường hợp lốp nổ, bạn thực hiện cách xử lý sau:
Tiếng ồn lớn do lốp nổ sẽ khiến bạn bất ngờ nhưng hãy cố gắng giữ bình tĩnh.
Luôn giữ cả hai tay trên vô lăng và nắm chặt. Điều này có thể cứu sống bạn trong trường hợp lốp xe xẹp đột ngột.
Không giẫm mạnh phanh, giữ chân trên bàn đạp ga để duy trì quán tính của xe.
Giữ cho hướng đi của xe càng thẳng càng tốt.
Phanh chậm để duy trì kiểm soát xe và giảm tốc độ.
Dừng xe ở nơi an toàn.
Bật đèn cảnh báo nguy hiểm.
Mặc áo phản quang
Đặt biển báo hình tam giác
Nếu bạn đang ở trên đường cao tốc, hãy đến nơi an toàn ở phía bên kia dải phân cách để gọi dịch vụ cứu hộ.
Hy vọng qua bài viết, bạn đã nắm rõ cách phòng tránh và xử lý khi có tình huống khẩn cấp để lái xe an toàn hơn. Bên cạnh đó, để giảm thiểu rủi ro trên đường, hãy nhờ chuyên gia kiểm tra xe thường xuyên và trước mỗi chuyến đi dài.