1. Lốp xe là gì? Các chức năng cơ bản nhất
Lốp là một bộ phận của xe, có hình tròn, lắp bên dưới khung xe (gồm 2 bánh phía trước, 2 bánh phía sau) và tiếp xúc trực tiếp với mặt đường.
Linh kiện này thực hiện những nhiệm vụ chính sau:
Nâng đỡ toàn bộ khung xe.
Hạn chế gầm xe tiếp xúc trực tiếp với mặt đường.
Giúp phương tiện tăng tốc, giảm tốc, rẽ hướng… dễ dàng theo mong muốn của người cầm lái.
Bảo vệ mâm xe không bị mài mòn với tác động của mặt đường.
2. Cấu tạo lốp xe ô tô
2.1. Khung lốp (hay bố lốp)
Khung của lốp (hay còn gọi là bố lốp), là sự kết hợp của nhiều lớp sợi (có thể làm từ thép, polyester hoặc nylon) xen kẽ với cao su. Một khung lốp đạt chất lượng phải đủ cứng và bền để giữ áp suất bên trong luôn ổn định, đồng thời đủ mềm và linh hoạt để hấp thụ dao động bên ngoài hiệu quả khi có tác động mạnh bất ngờ (như lúc xe va chạm với vật cản).
2.2. Gai lốp (hoa lốp)
Gai lốp là lớp bao bọc bên ngoài khung lốp, tiếp xúc trực tiếp với mặt đường và làm từ cao su, với các đặc trưng thiết kế mặt gai để tăng hiệu quả phanh cùng hiệu suất truyền động.
2.3. Hông lốp
Hông lốp (hay còn gọi là thành lốp/cạnh lốp) được cấu tạo bởi các lớp cao su bao quanh sườn bên của lốp, có diện tích lớn nhất và có tính linh động cao. Điều này giúp bảo vệ khung lốp một cách toàn diện, bảo vệ lốp trước các tác động và va chạm không mong muốn khi di chuyển.
2.4. Lớp đệm
Lớp đệm là phần bằng vải nằm giữa gai lốp và khung lốp, thực hiện nhiệm vụ kết nối chặt chẽ hai bộ phận đó. Nhờ vậy, phương tiện có thể vận hành mượt mà, giảm chấn từ mặt đường.
2.5. Đai (đệm cứng)
Đai là bộ phận thường xuất hiện ở loại lốp bố tròn (*), đặt vòng quanh theo chu vi lốp và ở giữa khung lốp và gai lốp. Công dụng cơ bản của đai là giữ bố lốp nằm đúng vị trí cần thiết dù xe di chuyển ở địa hình nào.
(*) Lốp bố tròn là loại lốp có cấu trúc xuyên tâm với các sợi bố xuất phát từ tâm và tỏa ra xung quanh.
2.6. Tanh lốp (dây ta-lông, tanh lốp)
Tanh lốp, chủ yếu làm từ chất liệu thép, là phần tiếp xúc trực tiếp với mâm xe, cuốn quanh mép khung lốp. Tác dụng nổi bật của bộ phận này là giữ vỏ xe không bị tuột ra khỏi vành khi phương tiện di chuyển.
3. Cách đọc và ý nghĩa từng thông số trên lốp xe
Mỗi lốp xe đạt chuẩn đều thể hiện tất cả thông tin (xét trong chuỗi 12 ký tự gồm chữ cái và chữ số) sau:
Loại lốp (một chữ cái đầu tiên): Tùy theo loại ký hiệu để xác định loại lốp, ví dụ như P - Lốp xe du lịch, LT - Lốp xe tải nhẹ, C - Lốp xe van/xe thương mại, XL/HL/Reinforced - Lốp có khả năng chịu tải thêm và cao hơn mức bình thường, T - Lốp dự phòng.
Chiều rộng lốp (ba chữ số phía sau): Là số đo tính từ vách lốp này đến vách lốp kia, ghi trực tiếp trên vành lốp. Đơn vị tính là milimet (mm).
Tỷ lệ % chiều cao/chiều rộng (hai chữ số sau dấu “/”): Là tỉ số giữa số đo chiều cao và chiều rộng, biểu thị dưới dạng %.
Cấu trúc bố (một chữ cái tiếp theo): Có 3 ký tự thường gặp là D - Diagonal (cấu trúc lốp sợi mành đan chéo), B - Belted-Bias (cấu trúc lốp có sợi đan chéo) và R - Radial (cấu trúc lốp bố thép có sợi tỏa tròn).
Đường kính mâm (hai chữ số phía sau): Là con số thể hiện đường kính của mâm xe. Đơn vị tính là milimet (mm).
Chỉ số tải trọng (hai chữ số còn lại): Là tải trọng tối đa có thể chở được trên một lốp đơn. Đơn vị tính là kilogram (kg).
Chỉ số tốc độ (chữ cái cuối cùng): Là tốc độ tối đa của lốp có thể chở được tại mức chịu tải tối đa. Bao gồm các ký tự phổ biến như T - 190 km/h, H - 210 km/h, V - 240 km/h, W - 270 km/h và Z - 240+ km/h.
Ví dụ: Trên lốp có dãy ký tự P 205/65 R15 91 V. Điều này có nghĩa là:
P: Đây là loại lốp chuyên dùng cho xe du lịch.
205: Chiều rộng từ vách lốp này đến vách lốp kia là 205 mm.
65: Tỷ lệ giữa chiều cao và chiều rộng của lốp xe là 65%.
R: Cấu trúc bố thép bên trong lốp được sắp xếp theo hướng tỏa tròn.
15: Đường kính mâm là 15 mm.
91: Tải trọng tối đa của lốp là 91 kg.
V: Tốc độ tối đa mà lốp có thể di chuyển khi chở tải trọng tối đa (91 kg) là 240 km/h.
Bên cạnh đó, trên lốp còn có thêm những ký hiệu sau:
Khả năng chống mòn: Dựa theo ký hiệu TREADWEAR, với giá trị tiêu chuẩn là acb = 100.
Khả năng bám đường: Căn cứ vào ký hiệu Traction A và thứ tự giảm dần là AA - A - B - C.
Khả năng chịu nhiệt: Xét theo ký hiệu Temperature A với khả năng chịu nhiệt giảm dần là A - B - C.
Áp suất tối đa: Dựa trên ký hiệu MAXLOAD hoặc MAX PRESS.
Thời gian sản xuất: Thể hiện rõ ở 4 số cuối trong dãy ký tự bắt đầu bằng DOT. Trong đó, 2 số đầu chỉ tuần sản xuất, 2 số sau cùng chỉ năm sản xuất.
Thương hiệu lốp: Ghi rõ tên thương hiệu, chẳng hạn như “MICHELIN”.
Ký hiệu sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn của Mỹ: Trên lốp xe có ghi “DOT”
Lốp không săm: Có ghi ký hiệu “TUBELESS”.
Điều kiện sử dụng: Một số lốp có thêm logo núi tuyết (thể hiện loại lốp chuyên dụng cho mùa đông) hoặc ký hiệu M + S (loại lốp dùng đi đường tuyết hay bùn lầy).
4. Các lưu ý quan trọng khi mua lốp xe ô tô
Sau đây là những kinh nghiệm chọn lốp ô tô hữu ích mà bạn đừng quên lưu lại:
Chọn thương hiệu uy tín
Không chỉ cần tìm lốp đúng với yêu cầu của phương tiện, bạn còn nên chọn thương hiệu lốp xe uy tín và mua sản phẩm trực tiếp tại hãng hoặc thông qua các đại lý phân phối đáng tin cậy để đảm bảo chất lượng, an toàn khi vận hành xe.
Hiện nay, Michelin là thương hiệu sản xuất và phân phối lốp xe cho nhiều hãng sản xuất ô tô lớn như BMW, Honda, Mazda, Toyota… với đầy đủ chủng loại, kích cỡ dành cho đa dạng dòng xe trên thị trường. Lốp xe có chất lượng đạt chuẩn nhờ ứng dụng quy trình sản xuất hiện đại, dưới sự giám sát sát sao của đội ngũ chuyên gia kèm theo chế độ bảo hành minh bạch lên đến 9 năm. Không chỉ vậy, lốp Michelin hiện đang được phân phối rộng khắp thế giới; tại Việt Nam, khách hàng có thể đặt mua lốp xe dễ dàng tại các đại lý gần nhất mà không phải chờ đợi lâu, cam kết 100% chính hãng.
Ngoài ra, Michelin còn phát triển dịch vụ bảo dưỡng - sửa chữa lốp và xe hơi Michelin Car Service với đội ngũ thợ cơ khí lành nghề và mức giá dịch vụ công khai minh bạch. Bạn chỉ cần đưa xe đến trung tâm Michelin Car Service gần nhất, kỹ thuật viên sẽ hỗ trợ kiểm tra lốp và xe toàn diện, miễn phí cũng như bảo dưỡng tận tình, chính xác.
Tham khảo giá lốp phù hợp với khả năng chi trả của bản thân
Hiện nay, phân khúc giá của lốp xe ô tô vô cùng đa dạng, từ bình dân đến cao cấp. Tùy theo nhu cầu của bản thân, bạn liên hệ đơn vị cung cấp tư vấn sản phẩm thích hợp. Nhưng quan trọng hơn hết là chọn loại lốp phù hợp với những thông số của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn khi sử dụng xe.
Chọn lốp phù hợp với địa hình di chuyển
Từng kiểu địa hình di chuyển sẽ yêu cầu lốp xe khác nhau, nhằm đảm bảo an toàn tối đa. Vì thế, tùy theo đặc điểm đường đi dự tính, bạn nên lựa chọn chiếc lốp tương ứng. Chẳng hạn như ưu tiên lốp bám đường tốt, bề mặt tiếp xúc lớn nếu di chuyển trên đường bằng phẳng hoặc chọn lốp có gai lớn, hiệu suất phanh cao để đi trên đường dễ trơn trượt.

Mua lốp xe có độ bám đường tốt
Bạn hãy cân nhắc loại lốp có khả năng bám đường hiệu quả giúp xử lý vấn đề bất ngờ một cách linh hoạt. Ví dụ như hoa lốp hình giun, hoa lốp giun kết hợp xương sườn, loại rãnh lốp dạng vấu, rãnh lốp dạng ziczac…
Tìm hiểu thông tin tải trọng tối đa cẩn thận
Mỗi loại lốp chỉ có thể chở được một khối lượng hàng hóa nhất định. Do đó, để duy trì tuổi thọ lốp xe lâu dài, bạn cần tìm hiểu kỹ càng chỉ số tải trọng khuyến nghị theo hướng dẫn như trên.
5. Một số thắc mắc khác
Bên cạnh cấu tạo lốp ô tô, còn một số câu hỏi phổ biến về lốp xe như:
5.1. Có bao nhiêu loại lốp xe ô tô hiện nay?
Hiện nay, có rất nhiều loại lốp ô tô khác nhau, phân loại dựa trên nhiều tiêu chí như:
Theo kết cấu lốp: Gồm lốp bố tròn, lốp bố chéo, lốp bố dọc…
Theo điều kiện thời tiết: Bao gồm lốp mùa hè, lốp mùa đông…
Theo môi trường: Gồm lốp đi tuyết, lốp chống đinh, lốp đi cát…
Theo phương pháp giữ áp suất: Lốp có săm, lốp không săm…
5.2. Có bao nhiêu loại hoa lốp?
Mỗi loại hoa lốp được thiết kế từng theo đặc điểm địa hình, điều kiện thời tiết, nhiệt độ… tương ứng. Theo đó, các loại phổ biến nhất hiện nay là:
Dạng xuôi (Rib Shape): Đây là loại có rãnh chạy dọc theo bề mặt lốp xe với nhiều ưu điểm như lực cản lăn nhỏ, tính ổn định cao và dễ dàng kiểm soát tay lái nhưng hơi khó tăng tốc nhanh trong thời gian ngắn.
Dạng ngang (Lug Shape): Đó là dạng hoa lốp có rãnh chạy ngang mặt lốp, nổi bật với khả năng truyền động tốt, độ bám đường hiệu quả nhưng có thể gây lực cản lớn.
Dạng khối (Block Shape): Đây là kiểu thiết kế dạng hình khối với nhiều rãnh lớn xen kẽ giúp tăng tốc độ thoát nước, chống trơn trượt. Tuy nhiên, dạng hoa văn này dễ bị mòn nhanh.
Dạng hình giun kết hợp xuôi (Rib-Lug Shape): Đây là dạng thiết kế hoa lốp kết hợp các đường rãnh chạy dọc và chạy ngang, tạo điều kiện cho người lái định hướng di chuyển hiệu quả và tăng cường khả năng phanh.
Dạng bất đối xứng (Asymmetric): Đó là kiểu phối hợp thiết kế hoa lốp khác nhau ở phía trong và phía ngoài, nhằm cải thiện tốc độ di chuyển tối đa, tuy nhiên cách lắp ráp có phần phức tạp hơn những loại lốp thông thường.
Dạng định hướng (Directional): Đây là dạng hoa lốp bố trí rãnh ngang ở hai bên lốp, cùng hướng về một hướng với khả năng phanh khá tốt, hạn chế trơn trượt. Thế nhưng, hoa văn này có một nhược điểm lớn là khó tăng tốc.
5.3. Khi nào nên thay lốp xe ô tô?
Bạn nên đưa xe đến trung tâm sửa chữa lốp gần nhất để kỹ thuật viên hỗ trợ kiểm tra ngay khi có dấu hiệu bất thường như vô lăng rung lắc, phát ra âm thanh lạ khi di chuyển, bánh xe bị mòn… Đồng thời đừng quên thực hiện bảo dưỡng xe định kỳ hàng tháng để đảm bảo an toàn.
> Xem thêm: Lúc nào nên thay lốp xe ô tô mới?
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về cấu tạo của lốp xe ô tô. Mong rằng qua đó bạn có thể nắm rõ cấu trúc lốp để lựa chọn loại lốp phù hợp nhất cho xe của mình, phù hợp với nhu cầu cũng như kịp thời phát hiện vấn đề, xử lý đúng lúc.